MASTER'S ARCHITECTURE
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

MASTER'S ARCHITECTURE

Forum of Master's Architecture
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Louis Vuitton
Phật giáo và kiếp luân hồi I_icon_minitimeThu Aug 04, 2011 10:56 am by Khách viếng thăm

» советы гинеколога
Phật giáo và kiếp luân hồi I_icon_minitimeThu Aug 04, 2011 8:03 am by Khách viếng thăm

» Badger Two Medicine Montana
Phật giáo và kiếp luân hồi I_icon_minitimeThu Aug 04, 2011 1:12 am by Khách viếng thăm

» Almost as chintzy as download
Phật giáo và kiếp luân hồi I_icon_minitimeWed Aug 03, 2011 6:19 pm by Khách viếng thăm

» naruto hentai stories naruto hentai story
Phật giáo và kiếp luân hồi I_icon_minitimeWed Aug 03, 2011 12:21 pm by Khách viếng thăm

» Do You Need More Traffic?
Phật giáo và kiếp luân hồi I_icon_minitimeTue Aug 02, 2011 7:10 pm by Khách viếng thăm

» Drug Infusion Pump
Phật giáo và kiếp luân hồi I_icon_minitimeSun Jul 31, 2011 8:31 pm by Khách viếng thăm

» When the first Whirlpool Duet album was released in December 2001 came as a surprise to the public
Phật giáo và kiếp luân hồi I_icon_minitimeSun Jul 31, 2011 6:16 am by Khách viếng thăm

» Хлопоты любимой девушки, не пробовали ей помочь?
Phật giáo và kiếp luân hồi I_icon_minitimeSat Jul 30, 2011 4:14 pm by Khách viếng thăm

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Phật giáo và kiếp luân hồi

Go down 
Tác giảThông điệp
DUCANH
Mod
Mod
DUCANH


Tổng số bài gửi : 589
Age : 43
Đến từ : Phú Thọ
Registration date : 12/12/2008

Phật giáo và kiếp luân hồi Empty
Bài gửiTiêu đề: Phật giáo và kiếp luân hồi   Phật giáo và kiếp luân hồi I_icon_minitimeSat Dec 13, 2008 10:35 am

Phật giáo và kiếp luân hồi
Phật-giáo chấp nhận thuyết luân hồi, nhưng cực lực chống đối thuyết hữu ngã (có linh hồn bất diệt); Phật-giáo chủ trương vô ngã. Con người hay cái ta chỉ là một bộ máy sắc tâm do ngũ uẩn hợp thành, các duyên hòa hợp mà có, đủ điều kiện thì sinh, hết duyên thì diệt, trước có sau không, luôn luôn thay đổi biến chuyển, vô thường, vậy vô ngã. “Nếu chấp nhận luân hồi và vô ngã thì cái gì luân hồi, cái gì liên lạc giữa hai đời sống nối tiếp nhau?”.

Đức Phật dạy rằng: “Người nghe ta nói ở đâu rằng thức thường còn và luân hồi từ kiếp này qua kiếp khác? Thức được phát sinh khi căn tiếp xúc với trần, và trái lại thức biến đi khi một trong hai điều kiện (căn hoặc trần) bị thiếu. Thức tùy thuộc căn và trần, vậy nó không thể hiện hữu và tồn tại một cách độc lập được”.

Phật còn dạy trong kinh A-Hàm: “Có nghiệp báo nhưng không có người tạo; khi ngũ uẩn này diệt, ngũ uẩn khác tương tục sinh khởi”. Tất cả mọi vật đều biến chuyển như giòng thá đổ, không phút nào ngừng; giòng thác tiếp tục chảy, cuốn theo mọi vật, những giọt nước được tạo thành, trồi lên ngụp xuống thành những đợt sóng, đợt này xô đẩy đợt kia, tan rồi lại hợp, chảy mau hay chậm tùy theo luồng gió, chiều dốc của đất, tùy theo những chướng ngại vật mà giòng nước cuốn quanh. Một làn sóng biến đi tạo điều kiện cho một làn sóng khác xuất hiện kế tiếp nhau, nhân thành quả, quả trở lại thành nhân. Con người cũng vậy, do nghiệp lực đưa đẩy mà luân hồi trong ba cõi sáu đường, thân này chết đi tạo điều kiện cho thân xác xuất hiện tiếp nối.

Nếu vô ngã thì cái gì luân hồi? Trong Vissuddhi Magga, Ngài Buddhaghosa viết: Có nghiệp, nhưng không có kẻ tạo; có báo, nhưng không có kẻ thọ; chỉ có giòng nghiệp báo triền miên. Ngài viết thêm: Nghiệp báo là một luật tự hành, tự ứng, không cần có sự can thiệp của một ngoại lực nào, không cần phải dựa vào vật gì. Cái tiềm lực báo ứng nằm ngay trong nghiệp, hễ có nhân là có quả, và nhân nào quả nấy. Trong ngũ uẩn tạo ra con người thì hành uẩn tạo nghiệp, thọ uẩn lãnh chịu những báo ứng của nghiệp; ngoài những uẩn ấy, ngoài những tâm trạng ấy, không có kẻ nào gieo, người nào gặt hết.

Chúng ta có thể hiểu là chỉ có một sự lưu chuyển nghiệp lực của cá thể trước để tạo thành một cá thể sau, chứ không có sự lưu chuyển thức hay ngã được. Chỉ có sự lưu chuyển ảnh hưởng của mọi hành động tạo tác chứ không có ngã hay thức bị luân hồi.

Trong giòng thác, một giọt nước tan đi, nhập làm một với biển cả, rồi nhờ nhiều điều kiện: gió, bụi, sức đẩy, trọng lực,... cấu tạo một giọt nước khác được tạo ra. Con người cũng vậy, khi chết thì ngũ uẩn tan rã, rồi do nghiệp lực thúc đẩy, các duyên tụ họp ngũ uẩn hoà hợp để tạo thành một người khác. Người sau này có phải là người trước không? Xin đáp: Không và có. Không, vì người sau có tên họ khác, mầu da khác, tiếng nói khác.... Có, vì người sau có nghiệp lực của người trước mà có; nếu không có người trước thì không có người sau. Nhưng điều quan trọng cần nhớ rõ là nghiệp lực không hình không tướng, chuyển từ kiếp trước sang kiếp sau theo một sức hút tự nhiên, không do một Đấng nào điều khiển, không một ngã trường tồn.

Để giải đáp câu hỏi: “Cái gì làm mối liên lạc giữa hai đời sống?” Phật chỉ trả lời: “Nghiệp”, và không qui định và giải thích rõ ràng.

Ý nghĩa cầu siêu thất tuần cho người quá cố

Vì Phật giáo cho rằng, không phải con người chết là hết. Sau khi xác thân này hư hoại thì thần thức tuỳ theo nghiệp báo mà tái sanh vào các cõi tương ứng với nghiệp nhân mà người kia đã gieo tạo, ngoại trừ các bậc đại giác như Đức Phật, các bậc Bồ-tát, các bậc A-la-hán đã cắt đứt dòng tham ái, đã thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi. Thế giới tình thức này không chỉ có cảnh giới con người, mà còn có các cảnh giới khác nữa, nếu tính từ dưới lên thì có: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, nhân và thiên.

Việc cúng cầu siêu thất tuần cho người quá cố chỉ được tổ chức tại các nước theo truyền thống Bắc Phương Phật giáo. Theo Kinh Địa Tạng, phẩm thứ 8 “Chúa Tôi Xiêm La Xưng Tụng” trình bày sự kiện trong vòng 49 ngày, người chết như ngây như điếc, tâm thức không biết đường đi lối về, nên thân nhân cầu thỉnh chư Tăng, Ni vì lòng bi mẫn trì tụng tôn kinh để nhắc nhở thần thức của người mới mất. “Kính bạch đức Thế Tôn ! Kẻ nam, người nữ nơi mặt địa cầu đến lúc lâm chung, thần thức của họ tối tăm mờ mịt, chẳng biện biệt được điều lành, điều dữ, đến đỗi mắt tai không còn nghe thấy. Những người thân quyến của kẻ lâm chung hãy nên sắm sửa sự cúng-dường lớn, chuyển đọc kinh sám, niệm danh hiệu Phật, danh hiệu Bồ-tát, thì duyên lành ấy có thể giúp cho người thân đã mất lìa các nẻo ác, chúng ma, quỷ thần thảy đều lui tan” (bản dịch mới Kinh Bổn Nguyện của Bồ-tát Địa Tạng do Thầy Thích Thiện Thông dịch).

Như vậy, cúng 49 ngày thật sự có ý nghĩa chỉ đối với những người đã mất chưa quyết là được tái sanh về cảnh giới nào, hoặc đang trong trạng thái mê mê tỉnh tỉnh của thân trung ấm. Việc cúng cầu siêu như vậy có tác dụng nhắc nhở, gợi cho người quá vãng hướng tâm về các thiện sự đã làm hoặc thiết tha thực hiện những tư tưởng tốt đẹp, nhờ đó thần thức được tái sanh về cảnh giới tốt đẹp hơn. Nhân tiện, xin giới thiệu đến Phật tử bài Ý Nghĩa Cầu Nguyện của đại đức Thích Viên Giác và bài Ý Nghĩa của Cầu Nguyện, Cầu An và Cầu Siêu của đại đức Thích Nhật Từ, để quý Phật tử đọc thêm, và bài Năm Hình Ảnh trước Cửa Tử của Hoà Thượng Rastrapal, do Hải Trần dịch ra tiếng Việt

Các Nhà ngoại cảm như Phan Bích Hằng, Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Thị Nguyện… thường tiếp xúc được với cõi âm, những người này trước và sau khi mất vẫn vậy. Thông thường các Nhà ngoại cảm thường chỉ tiếp xúc với những người chưa được siêu thoát, nhẩt là những người chết oan (vì nghiệp của họ mà họ phải ở lại giữ xác, khi chết họ vẫn có xu hướng níu kéo lại sự sống, do đó họ phải sống nơi ẩm thấp, thậm chí bẩn thỉu… với những xác của họ). Còn những người đã thấu được những lời cầu siêu, họ sẽ nhận biết thân xác là vô ngã, căn của họ sẽ lang thang tìm trần mới, khi gặp được tinh cha huyết mẹ sẽ thành bào thai, bắt đầu một kiếp mới. Những căn nhẹ sẽ tìm được vị trí cao sang, còn những căn nặng hơn sẽ tìm được những vị trí thấp kém hơn.

Lý thuyết vô ngã đã dạy cho chúng ta nhận biết bộ mặt thật của mọi sự mọi vật, đã vạch cho chúng ta con đường cân chánh phải theo, đã chỉ cho chúng ta thái độ đúng đắn phải có; lý thuyết vô ngã đã mở mắt cho chúng ta trước sự thật phũ phàng, đã phân tích dùm chúng ta những nguyên nhân của những căn bệnh tâm của con người và chỉ bày những phương thuốc để chửa những bệnh đó. Trong những bài sau, chúng ta sẽ bàn đến những căn bệnh của thời đại như: sợ hãi, ích kỷ, chiến tranh, giáo dục.... mà lý vô ngã sẽ giúp chúng ta giải quyết một cách dễ dàng, nhẹ nhàng và hợp tình hợp lý./.
Về Đầu Trang Go down
http://www.archimas.net
 
Phật giáo và kiếp luân hồi
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phật Thích Ca Mâu Ni
» Nút giao thông
» Đề bài tiểu luận
» Diem giao thong do thi
» Thông báo tổ chức giao lưu cầu lông

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
MASTER'S ARCHITECTURE :: GÓC NGHIÊN CỨU :: CHIA SẺ TÀI LIỆU-
Chuyển đến