MASTER'S ARCHITECTURE
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

MASTER'S ARCHITECTURE

Forum of Master's Architecture
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Louis Vuitton
Triết học và tôn giáo phương đông I_icon_minitimeThu Aug 04, 2011 10:56 am by Khách viếng thăm

» советы гинеколога
Triết học và tôn giáo phương đông I_icon_minitimeThu Aug 04, 2011 8:03 am by Khách viếng thăm

» Badger Two Medicine Montana
Triết học và tôn giáo phương đông I_icon_minitimeThu Aug 04, 2011 1:12 am by Khách viếng thăm

» Almost as chintzy as download
Triết học và tôn giáo phương đông I_icon_minitimeWed Aug 03, 2011 6:19 pm by Khách viếng thăm

» naruto hentai stories naruto hentai story
Triết học và tôn giáo phương đông I_icon_minitimeWed Aug 03, 2011 12:21 pm by Khách viếng thăm

» Do You Need More Traffic?
Triết học và tôn giáo phương đông I_icon_minitimeTue Aug 02, 2011 7:10 pm by Khách viếng thăm

» Drug Infusion Pump
Triết học và tôn giáo phương đông I_icon_minitimeSun Jul 31, 2011 8:31 pm by Khách viếng thăm

» When the first Whirlpool Duet album was released in December 2001 came as a surprise to the public
Triết học và tôn giáo phương đông I_icon_minitimeSun Jul 31, 2011 6:16 am by Khách viếng thăm

» Хлопоты любимой девушки, не пробовали ей помочь?
Triết học và tôn giáo phương đông I_icon_minitimeSat Jul 30, 2011 4:14 pm by Khách viếng thăm

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Triết học và tôn giáo phương đông

Go down 
Tác giảThông điệp
DUCANH
Mod
Mod
DUCANH


Tổng số bài gửi : 589
Age : 43
Đến từ : Phú Thọ
Registration date : 12/12/2008

Triết học và tôn giáo phương đông Empty
Bài gửiTiêu đề: Triết học và tôn giáo phương đông   Triết học và tôn giáo phương đông I_icon_minitimeSat Dec 13, 2008 10:16 am

Ðức Phật Là Bậc Thầy Các Nhà Khoa Học
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.

Về vũ trụ - Ðức Phật ra đời trên sáu thế kỷ trước công nguyên, còn các nhà khoa học được biết đến, mới có từ thế kỷ thứ 18 sau công nguyên. Thế mà ở thời kỳ ấy, đức Phật nhìn trong vũ trụ thấy thế giới không thể kể hết, nên trong kinh thuộc Hán tạng có những câu "Hằng hà sa số thế giới", nghĩa là thế giới nhiều như cát sông Hằng (Ganges), hoặc câu "vi trần sát" nghĩa là cõi nước (sát) nhiều như nhũng hạt vi trần. Ðến nay các nhà thiên văn học nhờ viễn vọng kính nhìn thấy trong bầu hư không có không biết cơ man là thế giới. Vô số ngôi sao lấp lánh hiện trên nền trời trong lúc ban đêm, mà mắt chúng ta nhìn thấy được; là những hành tinh (thế giới), còn không biết có bao nhiêu hành tinh khác quá xa mắt không thể nhìn thấy được. Chính đây là bằng chứng cụ thể, nhờ khoa học giúp chúng ta hiểu được lời Phật dậy cách đây trên 25 thế kỷ: Lại nữa, có lần Ðức Phật cùng các thầy tỳ kheo đi vào rừng, nhìn thấy những lá rơi lả tả và những lá vàng uá sắp về cành, đồng thời có nhũng chòi non vừa nẩy lộc và những mầm vừa nhú khỏi vỏ cây, Ngài dạy các Tỳ Kheo: Thế giới đang hoại, sắp hoại và đang thành cũng như lá cây trong rừng đang rụng, sắp rụng và đang nẩy chồi, sắp nẩy chồi".Vì thế, đức Phật thường dạy thế giới có bốn thời :Thành, trụ, hoại, không." Ngày nay các nhà khoa học cũng thừa nhận thế giới phải trải qua bốn thời kỳ như thế. Ðây là cái nhìn thích hợp giữa Phật học và khoa học mà cách cách nhau thời gian qúa xa.

Về vạn vật - Vạn vật sinh thành và hoại diệt trên đời, dưới con mắt trí tuệ của đức Phật đều do "duyên khởi". Duyên khởi là nhân duyên sinh khởi, không có một vật nào hình thành mà không do các duyên nhóm họp. Nếu nói sự vật ngẫu nhiên tự thành, hoặc có bàn tay mầu nhiệm nào tạo dựng đều không đúng sự thật. Ðức Phật xác nhận vạn vật do nhân duyên tụ họp thì thành, nhân duyên ly tán thì hoại. Sự thành hoại cuả vạn vật đều do duyên, là chỗ thấy như thật của đức Phật. Bởi thế trong kinh Phật thường dạy "Các pháp do duyên khởi, không có thực thể, các pháp do duyên khởi, không có cố định". Không có thực thể là thuyết "vô ngã". Không có cố định là thuyết "vô thường", mà trong kinh thường nói "chư hành vô thường, chư pháp vô ngã". Không khi nào có một nhân đơn thuần thành hình một vật, cũng không khi nào có sự bất ngờ sinh ra một vật, mà phải đủ duyên mới thành. Vì vậy đức Phật không chấp nhận thuyết "nhất nhân" và thuyết "vô nhân". Với sự thực này, ngày nay khoa học đã làm sáng tỏ, chúng ta không còn gì phải nghi ngại. Hơn nữa, trước mắt chúng ta thấy vô vàn sự vật, nếu đem ra phân tích đều do nhân duyên hợp thành, không có vật nào tự thành hay do một cái gì đó làm thành. Sự thật hiển nhiên này càng làm sáng tỏ lời đức Phật dạy. Chúng ta thấy rõ Phật học và khoa học tuy thời gian cách xa mà không có giới tuyến ngăn cách.

Về con người - Khi Phật còn tại thế, Ngài nhìn trong bát nước thấy vô số vi trùng, trong kinh Hán tạng có câu "Phật quán nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng" Nghĩa là Phật nhìn trong bát nước thấy tám muôn ngàn (84000) vi trùng. Ngày nay nhờ kính hiển vi, các nhà khoa học thấy trong nước có nhiều vi trùng. Lại nữa, Phật nhìn thấy trong thân người thấy vô số vi trùng, trong Hán tạng có câu "nhơn thân chi nội hữu vô số vi trùng tại trung nhi trú" Nghĩa là trong thân người có vô số vi trùng đang trú ẩn bên trong. Ðiều này ngày nay chúng ta chỉ cần có chút ít kiến thức khoa học là không còn nghi ngờ gì nữa.

Nghiệp lực - Nếu không có một đấng nào an bày, muôn vật làm sao được sanh thành, hoại diệt và sinh hoạt trong một trật tự nhất định? Nhà Phật nói "do sức nghiệp thúc đẩy và thu hút mọi vật hình thành, khi mãn nghiệp thì hoại diệt. Cũng như do động lực của nghiệp nên mọi vật sinh hoạt trong một trật tự nhất định" Nghiệp là động lực lôi cuốn các duyên tụ họp lại thành hình sự vật; khi sức nghiệp mãn các duyên ly tán thì sự vật hoại diệt. Nghiệp có khả năng cuốn hút sự vật quay cuồng trong quĩ đạo nhất định. Ngày nay các nhà khoa học đã nói do sức quay và sức hút của mọi vật trong vũ trụ, các hành tinh trong bầu vũ trụ hoặc lớn hoặc nhỏ đều quay cuồng trong hư không và trong một quỹ đạo nhất định. Cho đến nhỏ như một hạt nguyên tử cũng quay cuồng và xoắn chặt vào nhau mà thành hình muôn vật. Ðộng lực quay và hút này do nghiệp lực tạo nên. Nghiệp là đông lực lôi cuốn theo thói quen, đồng thời cảm ứng với vật khác đồng tính nên bị thu hút. Do nghiệp chi phối nên con người và muôn vật trên thế gian được thành hình và sinh hoạt trong một phạm vi nhất định nào đó, khi sức nghiệp mãn con người và muôn vật theo đó hoại diệt. Song nghiệp có thể chuyển đổi được, không phải cứng nhắc cố định, vì nó là động lực.

Tuy nhiên thuyết nghiệp báo luân hồi đã có trước thời đức Phật, xuất phát từ các kinh Phệ Ðà (Véda); song với tinh thần tôn trọng chân lý, đức Phật xét thấy đúng sự thật liền ứng dụng đem dậy đệ tử tu hành. Trong đó, đức Phật có sửa đổi những phần lệch lạc theo quan niệm Bà la Môn giáo để lý thuyết này được hoàn chỉnh hơn. Vì vậy, ngày nay mọi người đều thừa nhận thuyết nghiệp báo luân hồi là của đạo Phật.

Ðạo Phật đặt trọng tâm ở con người - Chỗ thấy biết của đức Phật đúng sự thật, hợp chân lý, nên trải qua thời gian dài mà không sai chạy hay lạc hậu. Ðức Phật không dùng cái thấy biết tuyệt vời ấy để phân tích ngoại cảnh, sử dụng ngoại cảnh phục vụ con người. Ngài chỉ dùng cái thấy ấy biết ấy để soi sáng thẳng vào con người, để thấy biết con người tường tận từ thể xác lẫn tinh thần. Biết rõ con người rồi, đức Phật dạy cách sống đúng tư cách con người, đồng thời chuyển hoá thân tâm đẻ được an lạc trong hiện tại và mãi sau kia. Có lần đức Phật cùng các thầy Tỳ kheo đi vào rừng Simma, Ngài dùng tay nắm một nắm lá cây đưa lên hỏi các thầy Tỳ kheo" "Lá cây trong tay ta nhiều hay lá lá cây trong từng nhiều?" Các thầy Tỳ kheo thưa :"Lá cây trong tay Thế Tôn rất ít so với lá cây trong rừng" Ðức Phật dạy "Cũng thế, cho ta thấy biết nhiều như lá cây trong rừng, những điều ta dạy các ông ít như lá cây trong nắm tay ta" Ðiều này khiến chúng ta thấy rõ, dù việc ấy đúng sự thật mà không cần thiết cho sự đào tạo xây dựng con người được an vui hạnh phúc hiện tại và mai sau, Phật vẫn không đem ra chỉ dạy. Phật chỉ dạy những điều cấp thiết để giải quyết mọi khổ đau cho kiếp sống con người. Vì tuổi thọ con người quá ngắn (60--70 năm) không đủ thì giờ để học hiểu hết mọi điều trên thế gian này.

Phần hệ trọng nhất nơi con người là tinh thần. Tinh thần sai sử thể xác tạo thành nghiệp lành nghiệp dữ, cảm thọ quả khổ, vui ở hiện tại và vị lai. Cho nên bao nhiêu lời khuyên răn của Phật đều đặt nặng sự chuyển hoá nội tâm của con người. Con người nội tâm được trong sáng thì đời sống hiện tại đầy đủ ý nghĩa, sau khi kết thúc cuộc đời mọi sự sáng trong tươi đẹp đang sẵn sàng chờ chực. Ðây là trọng tâm cứu khổ chúng sinh của đức Phật Thích Ca, cũng là của đạo Phật.

Ðạo Phật chủ trương giác ngộ, giải thoát, từ bi, bình đẳng - Ðức Phật do giác ngộ nên thành Phật, suốt đời giáo hoá của Ngài cũng lấy giác ngộ làm trọng tâm. Người tu Phật mà thiếu giác ngộ là không phải người đệ tử chân chính của đạo Phật. Khổ đau gốc từ vô minh, muốn hết khổ đau phải dứt sạch vô minh. Chỉ có ánh sáng giác ngộ mới dẹp tan được màn vô minh, ngoài giác ngộ ra không còn cách nào dẹp được vô minh. Như chỉ có ánh sáng mới dẹp được bóng tối, ngoài ánh sáng không có cái gì dẹp được bóng tối. Vô minh không tan thì đayu khổ làm sao hết được. Vì thế, phương pháp duy nhất để cứu khổ chúng sinh là giác ngộ. Ðây là nguyên nhân đạo Phật lấy giác ngộ làm chủ yếu.

Nhờ giác ngộ con người mới giản trạch được điều chân lẽ ngụy, thấy rõ cái gì trói buộc, cái gì tự d, nên chọn được lối sống thích ứng lẽ thật, phù hợp với tinh thần tự do. Tự do đây không có nghĩa đòi hỏi bên ngoài, nơi kẻ khác mà tụ chiến thắng những dục vọng đê hèn của mình, hàng phục được vọng tưởng điên đảo của nội tâm. Ðúng với câu đức Phật dạy: Thắng một vạn quân không bằng thắng mình, thắng mình mới là chiến công oanh liệt". Tinh thần tự do của đạo Phật là làm chủ toàn vẹn thể xác lẫn tinh thần của chính mình. Ðó là tự do tuyệt đối, cũng là giải thoát của Phật dạy.

Ðem vui và giải khổ cho chúng sanh là lòng từ bi của đạo Phật. Muốn cho mọi người hết khổ được vui, tu sĩ Phật Giáo lúc nào cũng đưa cao ngọn đuốc chánh pháp cho mọi người mồi, để cùng thắp sáng trong căn nhà tăm tối muôn đời của mình. Bản thân mình, người tu sĩ phải chiến thắng phiền não để làm mẫu mực và chỉ dạy người dẹp trừ phiền não. Vô số khổ đau của chúng sanh đều phát xuất từ si mê và phiền não. Thiếu thốn vật chất là đau khổ đã đành, có khi thừa mứa vật chất người ta vẫn đau khổ như thường. Cho nên trí tuệ là hòn ngọc quý để đổi lấy của cải và sự nghiệp, trí tuệ là ngọn đuốc soi sáng cho chúng ta tránh khỏi lạc lối lầm đường. Dứt một phần phiền não, chúng ta được một phần an lạc, hoàn toàn sạch phiền não thì còn gì làm phiền lụy chúng ta. Sau khi mở sáng con mắt trí tuệ và dứt sạch phiền não, con người mới được an vui tự tại đầy đủ. Người tu sĩ Phật giáo tha thiết cứu khổ chúng sanh bằng cách tận lực chỉ dạy cho mọi người được trí tuệ và tự do.

Phật giáo chỉ nhìn chúng sanh đều bình đẳng trong bản tánh, chỉ có sai khác trên nghiệp tướng. Nghiệp tướng là cái sinh diệt biến động, bản tánh chưa bao giờ sinh diệt đổi thay. Cái sanh diệt biến động là tạm bợ, đã tạm bợ dù sai khác thế mấy cũng không quan trọng. Chính cái quan trọng là bản tánh thường hằng của chúng sanh. Cho nên đức Phật thường dạy "Tất cả chúng sanh đều có tánh Phật", đó là lối nhìn bình đẳng của Phật giáo. Thấy thấu suốt được lẽ này, chúng ta sẽ dứt được tâm tự cao ngã mạn và không còn dám khinh thường một ai. Ðây là nền tảng đạo đức chân thật, nên Bồ tát Thường Bất Khinh thấy ai cũng nói "Tôi không dám khinh các ngài, các ngài sẽ thành Phật". Ðã sẵn có tánh Phật thì người nào tu mà chẳng được, chỉ do chưa thức tỉnh và lười nhác mà thôi. Do cái nhìn thấu suốt này, người tu theo đạo Phật không bai giờ có tâm kỳ thị với bất cứ nhóm nào, cũng không có tâm khinh khi miệt thị ai.

Ðạo Phật lấy giác ngộ làm gốc rễ, lấy giải thoát làm hoa trái, lấy từ bi và bình đẳng làm nhựa sống. Bốn yếu tố này rất thiết thân với nhân loại văn minh. Bất cứ nền văn minh chân chính nào đòi hỏi con người phải có đủ trí tuệ sáng suốt, thong thả tự do, tình thương làm vơi cạn đau khổ cho con người, bình đẳng không chấp nhận giai cấp, không kỳ thị tôn giáo, chủng tộc, màu da. Nếu thiếu một trong bốn yếu tố này, dù nói văn minh vẫn chưa thực sự văn minh. Ðứng từ góc độ này mà nhìn, chúng ta thấy đức Phật đã quả thực đi trước các nhà khoa học xa; tương lai dù nhân loại văn minh tiến bộ đến đâu cũng khó qua mặt được đạo Phật.
Về Đầu Trang Go down
http://www.archimas.net
DUCANH
Mod
Mod
DUCANH


Tổng số bài gửi : 589
Age : 43
Đến từ : Phú Thọ
Registration date : 12/12/2008

Triết học và tôn giáo phương đông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết học và tôn giáo phương đông   Triết học và tôn giáo phương đông I_icon_minitimeSat Dec 13, 2008 10:24 am

VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠO PHẬT
1. Đức Phật là một con người chứ không phải là một Thượng đế

Nhiều tôn giáo lớn trên thế giới ngoại trừ Phật giáo cho rằng vị đứng đầu tối cao nhất của tôn giáo luôn luôn là Thượng đế với tất cả quyền năng siêu nhiên. Thượng đế này có quyền hạn tối cao, biết được quá khứ và tương lai và điều khiển tất cả nhân loại trong vũ trụ này. Nhân loại trong vũ trụ này đều thờ phụng vị Thượng đế đó. Chỉ có những ai tin tưởng vào vị Thượng đế này mới có thể được cứu rỗi và đạt được hạnh phúc trường cữu.

Đạo Phật dạy rằng mỗi con người trong vũ trụ này là vị chủ nhân của chính mình, kiểm soát số mệnh của mình và không có một con người nào hay một đấng Thượng đế quyền năng siêu nhiên kiểm soát anh ta. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chứng đắc quả vị giác ngộ, những thành tựu và những kết quả nhờ vào những nỗ lực tu tập lớn lao và trí tuệ của chính Ngài.

Phật giáo dạy rằng sự may mắn hay bất hạnh, thành công hay thất bại là do những hành động-nghiệp cá nhân người ấy quyết định, tuỳ theo nghiệp thiện hay ác và những nỗ lực của chính bản thân vị ấy. Đức Phật có thể chỉ cho vị ấy con đường song chính bản thân vị ấy phải đi trên con đường ấy. Trong Phật giáo, không có một chúng sanh nào cao thượng hơn giống như Thượng đế cao hơn tất cả những con người khác. Đức Phật là một con người và chính con người này có thể trở thành một vị Phật.

2. Phật quả nhờ vào sự tu tập mới có thể đạt được chứ không phải tự nhiên sanh ra.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như tất cả chúng ta, là con người bình thường. Nhờ vào trí tuệ và sự tu tập của Ngài, Ngài giác ngộ và thành Phật. Mỗi con người có thể dẫm bước chân theo gót của Ngài để thực hành những lời dạy của Ngài và giác ngộ.

“Buddha” chỉ là một thuật ngữ chúng ta dùng để liên hệ đến một con người đã giác ngộ. Giống như chúng ta liên hệ đến một ai đó có khả năng “thuyết giảng, hướng dẫn và giải quyết những vấn đề” như là bậc thầy. Không chỉ có duy nhất một bậc thầy. Mỗi người đều có thể thành thầy và có thể có nhiều vị thấy ở khắp mọi nơi. Tương tự như vậy, Phật không chỉ liên hệ đến một mình đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Có thể chư Phật hiện hữu ở khắp mọi nới, ở thế giới này, ở thế giới khác và ở vũ trụ khác.

3. Phật giáo không chống lại những tôn giáo khác.

Hầu hết những tôn giáo trên thế giới chỉ công nhận tôn giáo của họ là tôn giáo chân thật duy nhất và chống lại tất cả những tôn giáo khác và cho đó là tôn giáo mê tín dị đoan.

Phật giáo dạy rằng trong tất cả những tôn giáo trên thế giới, chỉ có một sự khác biệt duy nhất trong sự đa dạng của hệ thống giáo lý, còn điểm khác biệt về cái tốt và cái xấu, cái đúng và cái sai dường như rất ít. Mỗi tôn giáo có thể tồn tại trên thế gian này hơn 1000 năm ắt hẳn mang lại những lợi ích cho nhân loại, phải được thừa nhận và thực hành theo trong một thời gian lâu dài. Nếu không thì những tôn giáo này ắt sẽ bị trí tuệ nhân loại thanh lọc và loại bỏ dần.

Trong hơn 2500 năm lịch sử Phật giáo, tôn giáo này luôn luôn tồn tại trong tinh thần hài hoà với những tôn giáo khác. Không có một sự kiện nào trong lịch sử nơi mà sự truyền bá hoặc thuyết giảng giáo lý Phật đà đã tạo ra những sự xung đột với những tôn giáo khác để lại kết quả những cuộc chiến đẫm máu. Phật giáo đích thực là một tôn giáo khoan dung nhất, hiểu biết nhất và hoà bình nhất.

Người Phật tử được giáo dục: “Không nên chỉ tôn trọng tôn giáo của chính mình và phỉ báng tôn giáo của những người khác mà các vị phải tôn trọng tôn giáo của những người khác. Bằng thái độ như vậy ngoài việc giúp cho tôn giáo của chính mình phát triển mà các vị còn hoàn thành trách nhiệm của mình đối với những tôn giáo khác. Nếu ngược lại, trong khi làm hại đến tôn giáo của những người khác, các vị cũng đang làm hại đến tôn giáo của chính mình”. Thái độ khoan dung và thành thật này là một trong những đặc tính quý giá nhất của Phật giáo.

Theo triển vọng của Phật giáo, niềm tin chân thật không có giới hạn biên giới của quốc gia và nó không yêu cầu nhãn hiệu đăng ký của tôn giáo. Nó cũng không là tài sản riêng của bất kỳ một tôn giáo nào hoặc là của bất cứ một cá nhân nào trong một thời điểm nhất định nào. “Giáo lý chân thật do đức Phật thuyết giảng không phải là sở hữu dành riêng cho Ngài, Ngài chỉ đơn giản là một người đã khám phá ra chân lý. Cũng giống như trường hợp Newton đã khám phá ra trọng lực, chứ ông không sở hữu quy luật đó.

Đó là lý do tại sao đạo Phật dạy rằng tất cả những học thuyết duy lý và vĩnh cữu của bất kỳ một tôn giáo nào cũng được xem như là những nguyên lý Phật giáo và nhiều nguyên lý Phật giáo cũng là một phần của những giáo lý của những tôn giáo khác.

“Hãy yêu thương kẻ thù của bạn” xuất phát từ Thánh Kinh của Cơ đốc giáo. Phật giáo chấp nhận chân lý này mà không cần giải thích và chân lý này cũng được nhấn mạnh theo một cách tương tự trong giáo lý của Phật giáo. Một số điều trong mười điều răn của Cơ đốc giáo cũng tương tự như Năm giới của Phật giáo.
Về Đầu Trang Go down
http://www.archimas.net
DUCANH
Mod
Mod
DUCANH


Tổng số bài gửi : 589
Age : 43
Đến từ : Phú Thọ
Registration date : 12/12/2008

Triết học và tôn giáo phương đông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết học và tôn giáo phương đông   Triết học và tôn giáo phương đông I_icon_minitimeSat Dec 13, 2008 10:25 am

VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠO PHẬT
1. Đức Phật là một con người chứ không phải là một Thượng đế

Nhiều tôn giáo lớn trên thế giới ngoại trừ Phật giáo cho rằng vị đứng đầu tối cao nhất của tôn giáo luôn luôn là Thượng đế với tất cả quyền năng siêu nhiên. Thượng đế này có quyền hạn tối cao, biết được quá khứ và tương lai và điều khiển tất cả nhân loại trong vũ trụ này. Nhân loại trong vũ trụ này đều thờ phụng vị Thượng đế đó. Chỉ có những ai tin tưởng vào vị Thượng đế này mới có thể được cứu rỗi và đạt được hạnh phúc trường cữu.

Đạo Phật dạy rằng mỗi con người trong vũ trụ này là vị chủ nhân của chính mình, kiểm soát số mệnh của mình và không có một con người nào hay một đấng Thượng đế quyền năng siêu nhiên kiểm soát anh ta. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chứng đắc quả vị giác ngộ, những thành tựu và những kết quả nhờ vào những nỗ lực tu tập lớn lao và trí tuệ của chính Ngài.

Phật giáo dạy rằng sự may mắn hay bất hạnh, thành công hay thất bại là do những hành động-nghiệp cá nhân người ấy quyết định, tuỳ theo nghiệp thiện hay ác và những nỗ lực của chính bản thân vị ấy. Đức Phật có thể chỉ cho vị ấy con đường song chính bản thân vị ấy phải đi trên con đường ấy. Trong Phật giáo, không có một chúng sanh nào cao thượng hơn giống như Thượng đế cao hơn tất cả những con người khác. Đức Phật là một con người và chính con người này có thể trở thành một vị Phật.

2. Phật quả nhờ vào sự tu tập mới có thể đạt được chứ không phải tự nhiên sanh ra.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như tất cả chúng ta, là con người bình thường. Nhờ vào trí tuệ và sự tu tập của Ngài, Ngài giác ngộ và thành Phật. Mỗi con người có thể dẫm bước chân theo gót của Ngài để thực hành những lời dạy của Ngài và giác ngộ.

“Buddha” chỉ là một thuật ngữ chúng ta dùng để liên hệ đến một con người đã giác ngộ. Giống như chúng ta liên hệ đến một ai đó có khả năng “thuyết giảng, hướng dẫn và giải quyết những vấn đề” như là bậc thầy. Không chỉ có duy nhất một bậc thầy. Mỗi người đều có thể thành thầy và có thể có nhiều vị thấy ở khắp mọi nơi. Tương tự như vậy, Phật không chỉ liên hệ đến một mình đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Có thể chư Phật hiện hữu ở khắp mọi nới, ở thế giới này, ở thế giới khác và ở vũ trụ khác.

3. Phật giáo không chống lại những tôn giáo khác.

Hầu hết những tôn giáo trên thế giới chỉ công nhận tôn giáo của họ là tôn giáo chân thật duy nhất và chống lại tất cả những tôn giáo khác và cho đó là tôn giáo mê tín dị đoan.

Phật giáo dạy rằng trong tất cả những tôn giáo trên thế giới, chỉ có một sự khác biệt duy nhất trong sự đa dạng của hệ thống giáo lý, còn điểm khác biệt về cái tốt và cái xấu, cái đúng và cái sai dường như rất ít. Mỗi tôn giáo có thể tồn tại trên thế gian này hơn 1000 năm ắt hẳn mang lại những lợi ích cho nhân loại, phải được thừa nhận và thực hành theo trong một thời gian lâu dài. Nếu không thì những tôn giáo này ắt sẽ bị trí tuệ nhân loại thanh lọc và loại bỏ dần.

Trong hơn 2500 năm lịch sử Phật giáo, tôn giáo này luôn luôn tồn tại trong tinh thần hài hoà với những tôn giáo khác. Không có một sự kiện nào trong lịch sử nơi mà sự truyền bá hoặc thuyết giảng giáo lý Phật đà đã tạo ra những sự xung đột với những tôn giáo khác để lại kết quả những cuộc chiến đẫm máu. Phật giáo đích thực là một tôn giáo khoan dung nhất, hiểu biết nhất và hoà bình nhất.

Người Phật tử được giáo dục: “Không nên chỉ tôn trọng tôn giáo của chính mình và phỉ báng tôn giáo của những người khác mà các vị phải tôn trọng tôn giáo của những người khác. Bằng thái độ như vậy ngoài việc giúp cho tôn giáo của chính mình phát triển mà các vị còn hoàn thành trách nhiệm của mình đối với những tôn giáo khác. Nếu ngược lại, trong khi làm hại đến tôn giáo của những người khác, các vị cũng đang làm hại đến tôn giáo của chính mình”. Thái độ khoan dung và thành thật này là một trong những đặc tính quý giá nhất của Phật giáo.

Theo triển vọng của Phật giáo, niềm tin chân thật không có giới hạn biên giới của quốc gia và nó không yêu cầu nhãn hiệu đăng ký của tôn giáo. Nó cũng không là tài sản riêng của bất kỳ một tôn giáo nào hoặc là của bất cứ một cá nhân nào trong một thời điểm nhất định nào. “Giáo lý chân thật do đức Phật thuyết giảng không phải là sở hữu dành riêng cho Ngài, Ngài chỉ đơn giản là một người đã khám phá ra chân lý. Cũng giống như trường hợp Newton đã khám phá ra trọng lực, chứ ông không sở hữu quy luật đó.

Đó là lý do tại sao đạo Phật dạy rằng tất cả những học thuyết duy lý và vĩnh cữu của bất kỳ một tôn giáo nào cũng được xem như là những nguyên lý Phật giáo và nhiều nguyên lý Phật giáo cũng là một phần của những giáo lý của những tôn giáo khác.

“Hãy yêu thương kẻ thù của bạn” xuất phát từ Thánh Kinh của Cơ đốc giáo. Phật giáo chấp nhận chân lý này mà không cần giải thích và chân lý này cũng được nhấn mạnh theo một cách tương tự trong giáo lý của Phật giáo. Một số điều trong mười điều răn của Cơ đốc giáo cũng tương tự như Năm giới của Phật giáo.
Về Đầu Trang Go down
http://www.archimas.net
DUCANH
Mod
Mod
DUCANH


Tổng số bài gửi : 589
Age : 43
Đến từ : Phú Thọ
Registration date : 12/12/2008

Triết học và tôn giáo phương đông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết học và tôn giáo phương đông   Triết học và tôn giáo phương đông I_icon_minitimeSat Dec 13, 2008 10:30 am

Các tượng pháp trong chùa
Hàng cao nhất: Là thờ bộ tượng "Tam thế" còn gọi là "Tam thiên Tam thế Phật" dân gian thường gọi là Bụt ốc ba pho tượng này đặc trưng cho chư Phật của ba thời: Quá khứ - Hiện tại - Vị lai.

Cả ba pho tượng "Tam Thế" được thể hiện cùng một phong các, nhìn chung tượng có ít nhiều nét chân dung gần gũi với đời thường. Đây cũng là một đặc điểm hoà nhập và cởi mở của Phật giáo, thể hiện khi Đạo Phật du nhập tới đâu thì tượng pháp được khắc theo vóc dáng người dân tới đó.

2. Hàng thứ hai: Là thờ bộ Di Đà Tam Tôn với Phật A Di Đà ở giữa, Quan Thế Âm bên trái và Đại Thế Chí bên phải.

Tượng Phật A Di Đà còn gọi là Vô Lượng Thọ Phật và Vô Lượng Quang Phật. Gọi là Vô lượng thọ Phật là vì Ngài đã trải qua vô lượng a tăng kỳ kiếp trước, gọi là Vô lượng quang là do ánh sáng Phật Pháp từ Ngài chiếu rọi ra muôn phương không có gì cản trở nổi. Ngài tồn tại vĩnh cửu trong thời quá khứ, hiện tại vị lai, Đức độ của Ngài rất lớn là hiện thân của lòng đại từ bi, đại hỷ xả, đại hùng, đại lực và đại trí tuệ.

Tượng phật A Di Đà ngự toạ trên toà sen trong tư thế nhập thiền, dung mạo của Ngài toát lên sự khoan dung tế độ. Về mặt nghệ thuật thì dung mạo của Ngài không được êm dịu như ở Tượng Tam Thế Phật A Di Đà là hiện thân của thế giới Tây Phương cực lạc, từ xưa tới nay Thánh hiệu của Ngài là câu chào hỏi nhau của Tăng ni Phật tử khi gặp mặt.

Tượng Quan Thế âm và Đại Thế Chí Bồ Tát được đặt hai bên như một đối xứng với trung tâm là Phật A Di Đà. Tượng Quan Thế Âm cầm tràng phan. Tượng Đại Thế Chí cầm bảo cái để giúp Đức Giáo chủ A Di Đà Phật tiếp dẫn chúng sinh về giới Tây Phương cực lạc.

3. Hàng thứ ba: Là thờ Ngọc Hoàng thượng đế ở giữa, hai bên là quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu.

Tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế được tôn trí nơi chính diện cũng thể hiện được sự dung hoà của Phật giáo cùng bản địa, tín ngưỡng dân gian ta từ xa xưa, trên vũ trụ bao la có Đức Ngọc Hoàng Đại Đế cai quản cả bầu trời và nhân gian. Giúp Ngài điều hành mọi việc thì Quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu ghi chép mọi việc để tâu lên Ngọc Hoàng định đoạt.

4. Hàng thứ tư: Chính giữa thờ toà Cửu Long với tượng Thích ca sơ sinh có vòng cửu long bao quanh ở giữa và Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát ở hai bên

Toà Cửu Long này cho ta được tái hiện thấy cảnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáng sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni thành Ca Tỳ La Vệ thuộc ấn Độ . Phật thoại kể rằng khi Đức Thánh Ca vừa giáng sinh, Ngài đã đi bảy bước và dưới chân Ngài xuất hiện bảy bông hoa sen để đỡ những bước chân của Ngài. Lúc đó tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất và nói rằng "Thiên thượng địa hạ duy ngã độc tôn". Ta có thể hiểu ý nghĩa tượng trưng trong ngôn ngữ là sự siêu việt trong giáo pháp của Đức Phật". Ta là bậc tối thượng, tối tôn, cao nhất trên đời". Tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất là hợp với quy luật âm dương ngũ hành. ở đây Tượng Thích Ca sơ sinh được đặt trong toà Cửu Long rất đẹp cùng với các pho tượng Phật, Bồ Tát, Thánh Chúng cùng đến để tán thán ngày đản sinh của Đức Phật (Cửu Long là chín con Rồng phun nước để tắm cho Ngài lúc giáng sinh).

5. Hàng thứ năm: Là thờ 7 pho tượng Đức Phật Dược Sư

Đức Phật Dược Sư (Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật) Đó là Đức Phật thường ủng hộ cho mọi người được tiêu tai, trừ tội. Cõi của Ngài gọi là Tịnh Lưu Ly, thế giới đó thuộc về phương Đông, như một thể đối xứng với thế giới Tịnh Độ của Phật A Di Đà của Phương Tây. Nơi đó cũng là cõi thanh tịnh với nguồn hạn phúc vô biên của thế giới "Thường - Lạc - Ngã - Tịnh" vô sinh, vô diệt.

6. Bên phải chính diện là thờ Đức Ông và Tượng Già Lam - Chân Tể. Đức ông là ngài Cấp Cô Độc là một đại thí chủ khi Đức Phật còn tại thế ngài đã bỏ tiền vàng của mình ra để mua vườn cúng dàng Đức Phật làm tịnh xá (ta có thể hiểu Đức Ông như một vị tổng quản trong chùa).

7.Bên trái ban Đức Ông là pho tượng ác Hữu Thái Tử (ông ác)

8. Bên trái chính điện là thờ Đức Thánh Hiền (Thánh Tăng) hay còn gọi là A Nan Tôn Giả. Đức A Nan là "Thị giả" của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Khi kết tập kinh điển lần thứ nhất sau khi Phật nhập diệt là do chính ngài A Nan đã tuyên lại những kinh điển mà Đức Phật đã thuyết pháp (hoặc có thể nói ở đây Ngài là thư ký riêng của Đức Phật để chúng ta được hiểu rõ hơn). Bên trái là "Diện Nhiên", bên phải là "Đại Sỹ".

9. Bên phải ban Đức Thánh Hiền là pho Thiện Hữu Thái Tử (ông Thiện)

10. Bên tả và hữu ngôi chính điện thờ tứ vị Thiên vương cai quản bốn phương Đông - Tây - Nam - Bắc tay cầm thẻ bài như khi nhập điện chầu Ngọc Hoàng.

11. Bên phải khu chính Điện thờ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát tay cầm tích trượng phá địa ngục để cứu vớt chúng sinh ra khỏi trầm luân khổ hải
Về Đầu Trang Go down
http://www.archimas.net
Sponsored content





Triết học và tôn giáo phương đông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết học và tôn giáo phương đông   Triết học và tôn giáo phương đông I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Triết học và tôn giáo phương đông
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» phương pháp luyện trí não của OMIZUMI KAG
» 35 câu hỏi triết
» Phương pháp rèn luyện trí não
» Nút giao thông
» Phật giáo và kiếp luân hồi

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
MASTER'S ARCHITECTURE :: GÓC NGHIÊN CỨU :: CHIA SẺ TÀI LIỆU-
Chuyển đến