MASTER'S ARCHITECTURE
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

MASTER'S ARCHITECTURE

Forum of Master's Architecture
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Louis Vuitton
Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius ! - Page 3 I_icon_minitimeThu Aug 04, 2011 10:56 am by Khách viếng thăm

» советы гинеколога
Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius ! - Page 3 I_icon_minitimeThu Aug 04, 2011 8:03 am by Khách viếng thăm

» Badger Two Medicine Montana
Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius ! - Page 3 I_icon_minitimeThu Aug 04, 2011 1:12 am by Khách viếng thăm

» Almost as chintzy as download
Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius ! - Page 3 I_icon_minitimeWed Aug 03, 2011 6:19 pm by Khách viếng thăm

» naruto hentai stories naruto hentai story
Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius ! - Page 3 I_icon_minitimeWed Aug 03, 2011 12:21 pm by Khách viếng thăm

» Do You Need More Traffic?
Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius ! - Page 3 I_icon_minitimeTue Aug 02, 2011 7:10 pm by Khách viếng thăm

» Drug Infusion Pump
Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius ! - Page 3 I_icon_minitimeSun Jul 31, 2011 8:31 pm by Khách viếng thăm

» When the first Whirlpool Duet album was released in December 2001 came as a surprise to the public
Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius ! - Page 3 I_icon_minitimeSun Jul 31, 2011 6:16 am by Khách viếng thăm

» Хлопоты любимой девушки, не пробовали ей помочь?
Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius ! - Page 3 I_icon_minitimeSat Jul 30, 2011 4:14 pm by Khách viếng thăm

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius !

Go down 
+9
honghuong
trangtrang
DoDucTuan
KienLam
ThaiBinh
Trangchip
Hoang Hai Yen
doanbc
Thanh Thao
13 posters
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3
Tác giảThông điệp
Vu Viet Hung
Nhà chia lô
Nhà chia lô
Vu Viet Hung


Tổng số bài gửi : 45
Đến từ : Hà Nội
Registration date : 23/12/2008

Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius ! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius !   Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius ! - Page 3 I_icon_minitimeFri Jun 26, 2009 11:24 pm

Em trang Chip vừa làm xong nhờ mình post hộ cho mọi người tham khảo này.

Câu 2.7: Những KTS và nhà NC
nghiên cứ nào đã góp phần phê phán trào lưu hiện đại để dẫn đến kiến
trúc sau hiện đại. Cách tiếp cận của họ như thế nào.

Kiến trúc sau hiện đại

Đến những năm 1960 thì Trào lưu kiến trúc hiện đại bắt đầu bị chối bỏ bởi những khối
hình hộp trừu tượng của nó. Các xã hộ phương Tây , các kiến trúc sư, các nhà
nghiên cứu bắt đầu đổ xô đi tìm những hướng đi mới cho Kiến trúc.

Sự phê phán những bế tắc của trào lưu kiến trúc hiện đại bắt đầu bằng việc tuyên bố:
“Kiến trúc hiện đại đã chết” của Chales Jencks. Jencks đã có công lớn trong việc
đề xuất lý luận hậu hiện đại làm cho nội dung của kiến trúc hậu hiện đại đượcchú ý.Jencksđã đưa ra được những đặc trưng về các phương diện của nghệ thuật kiến trúc hậu
hiện đại, có công trong việc nhìn nhận hậu hiện đại là một phong cách kiến trúc
có thể đảm nhận vai trò truyên fđạt, vai trò giao tiếp tương đối tốt, nhưng mấy
chục năm sâu, ông cũng phải thừa nhận rằng nền kiến trúc hậu hiện đại không phải
là con đường để giải quyết những vấn đề mới nảy sinh từ kiến trúc Hiện đại một
cách toàn diện. Jencks thừa nhận chủ nghĩa lịch sử, chủ nghĩa phục cổ khi đã được
“nâng cấp” bởi kiến trúc Hậu hiện đại đã là cái gì đó quá khích, như câu nói của
Oscar Wilde là: “Không có gì nguy hiểm bằng trở nên quá hiện đại, nó có khuynh
hướng phát triển nuốt cũ một cách khá bất ngờ”, và cũng như Douglas David đã khẳng
định rằng cần có một nền kiến trúc với những hình thái hình học mới.


Chính
khái niệm “Hình học mới thanh lịch” đã là một điểm trong nhiểu điểm của hệ thống
lý luận kiến trúc Hiện đại mới.


Trong
xã hội phương Tây ngày nay, do nhiều lý do một số kiến trúc sư trong thực tế rất
ngần ngại nếu bị gán ghép hậu hiện đại. Điều này, xẩy ran gay từ khi có từ “Hậu
hiện đại” ra đời nhưng lại càng có phần phổ biến hơn sau khi có sự phân tích, mổ
sẻ cặn kẽ của Kenneth Frampton (nah flys luận và phê bình Mỹ), C.Greenberg (nhà
nghiên cứu chủ nghĩa Hiện đại Mỹ), Bruno Zevi (nhà lịch sử kiến trúc Italia) và
B. Lubetkin (nhà nghiên cứu nghệ thuật gốc Nga).


Ta
có thể thấy giai đoạn chuyển tiếp và chuẩn bị những năm 1960 không phải chỉ cho
ra những thành tựu của kiến trúc Hậu hiện đại.


-
Trường
phái High – Tech


-
Trào
lưu kiến trúc giải tỏa kết cấu chủ nghĩa


-
Trào
lưu kiến trúc hiện đại mới.


Theo
Chales Jencks thì sau hơn 20 năm phát triển, nền kiến trúc Hậu hiện đại đã hoàn
thành một cuộc cách mạng trong nền văn minh phương Tây, nó thực sự thách thức sự
bó buộc của nghệ thuật và kiến trúc Hiện đại, thậm chí nó làm cho chủ nghĩa thực
chứng và những triết học phái của thế kỷ XX trở nên bế tắc, Jencks còn cho rằng
hậu hiện đại thừa nhận những khám phá của Freud, Einstein và Henry Ford.


Tác
phẩm Piazza d’Italia (1975-1978) ở New
Orleans, Luisiana của kiến trúc sư Charles Moore và
tác phẩm Porland Public Services Building Michael Graves là những bản tuyên
ngôn chống lại sự khô khan của trào lưu hiện đại.


Đối
với phái High tech nó được chnhs thức khởi nguồn từ tác phẩm Trung Tâm văn hóa
Pompidou ở Paris
xây dựng theo phương án kiến trúc được giải thưởng của hai kiến trúc sư Renzo
Piano (người Italia) và Richards Rogers (người Anh). Một bậc thầy của kiến trúc
High Tech là kiến trúc sư người Anh Nornam Forster với công trình nổi tiếng Tòa
nhà Hong Kong – Thượng Hải ở Hongkong (1979), cải tạo nhà quốc hội Đức …, kiến
trúc sư Richards Rogers với kiến trúc có vi khí hậu thích hợp và cổ súy cho kiến
trúc sinh thái phì hợp với các vùng khí hậu khác nhau (dự án Thượng Hải, dự án
cho người có thu nhập thấp Hàn Quốc,…)


Thiết
kế kiến trúc dựa vào giải tỏa kết cấu chủ nghĩa khác về bản chất và ý nghĩa như
giá trị truyền thống và thẩm mỹ.


Trong
bối cảnh đó, sự tiếp nối và bước phát triển mới nền kiến trúc hiện đại cũng như
những biến thể của trào lưu kiến trúc này được đánh dấu bằng những mốc thời
gian sau:


-
Chủ
nghĩa hiện đại hậu kỳ, từ 1970 đến 1982, 1985.


-
Chủ
nghĩa hiện đại mới từ 1985 đến 2000 và sau nữa.


Trào
lưu Hiện đại mới mang trong mình nó những yếu tố tiến bộ vì nó có những đặc
trưng lý luận sau:


-
Chủ
nghĩa duy lý


-
Phong
cách vi điện tử


-
Chủ
nghĩa giản ước.


Đầu
tiên chủ nghĩa duy lý mới phát triển ở Đức những năm 1970, 1980 với nhà thiết kế
Dieter Rams, có quan niệm vẫn tiếp tục
coi trọng công năng, nhấn mạnh yêu cầu mỹ học, trở về với sự thuần khiết, trong
sáng. Xu hướng này còn được mang tên là “chủ nghĩa tĩnh lặng”


Chủ
nghĩa hiện đại mới bắt đầu bằng chủ nghĩa hậu kỳ ở Mỹ và ở châu Âu, khởi đầu bằng
sự kiện “Triển lãm hội thảo nghiên cứu Môi trường kiến trúc” của nhóm 5 người
New York” (Peter Eisenman, Richard Meier, John Hejduk, Michael Graves, Charles
Gwatmey). Họ thành lập một nhóm kiến trúc sư tự do, với tác phẩm biểu hiện quan
điểm “sự cấu thành những hình thức dị hóa”, tuy lúc đầu vẫn lấy biệt thự Savoya
của Le Corbusier những năm 1920 và lấy màu trắng làm khuôn mẫu. Trong nhóm này,
về sau sáng tác của Richard Meier là nhiều nhất và có ảnh hưởng nhất.


Những
tác phẩm của trào lưu Hiện đại hậu kỳ thời kỳ này ở Mỹ còn được làm phong phú
hơn bởi Ieoh Ming Pei với những tác phẩm trung tâm nghiên cứu khí quyển ở
Colorado và Cánh nhà phía Đông Nhà bảo tàng Mỹ thuật Washington cũng như bởi
Cesar Pelli với trung tâm thiết kế Ocean Pacific ở Los Angeles, Bảo tàng nghệ
thuật hiện đại New York và Kevin Roche với nhà làm việc Công ty bảo hiểm Mỹ ở
Indiana, ở Anh chủ nghĩa Hiện đại hậu kỳ được hiện diện bởi sự có mặt của James
Stirling (Khoa công nghệ Trường đại đại học Bách khoa Leicester).



Nhật Bản, đại diện ưu tú của Trào lưu hiện đại hậu kỳ là Kenzo Tange với Nhà
văn hóa Quận Fukuoka với tòa tháp Sony ở Kyoto; tiếp theo là Arata Isozaki với
Nhà bảo tàng Mỹ thuật Quận Gunma.


Từ
1982, 1985 trở đi, trào lưu Hiện đại mới chính thức ra đời, trở thành một đối cực
ngày càng lấn ngày càng lấn át hậu hiện đại. Lúc đó ở Mỹ, Ieoh Ming Pei,
Richard Meier, James Gwatmey đã trở thành các đại kiện tướng, cùng với Cesar
Pelli và tập đoàn KPF (Kohn Pederson Fox) phát huy tác dụng mạnh mẽ ở Mỹ và với
nhiều tác phẩm nổi tiếng trên thế giới.


Một
số tác phẩm đáng chú ý nhất của các tác giả này là: Trung tâm nghệ thuật Getty,
Sanfrancisco (1984-1997) khối nhà nghỉ của Disney World ở Florida (1991 của
Richards Meier, bảo tàng Miho ở Kyoto, Nhật Bản (1997) của Ieoh Ming Pei…Không
quan niệm kiến trúc là những hình khối thuần túy, chú ý những quan niệm mỹ học
mới cùng những thủ pháp mới về Design đã tạo nên những phẩm chất sử dụng và thẩm
mỹ mới cho tác phẩm trên.


Lúc
này đội ngũ của các kiến trúc sư Hiện đại chủ nghĩa còn có thêm Steven Holl và
Antonie Predock, Helmut Jahn.


Trong
khi đó, ở châu Âu có Henri Ciriani (Pháp), Chiristian de Portzamparc (Pháp),
Dominique Perault (Pháp), Santiago Calatrava (Tây Ban Nha), Mario Botta (Thụy
Sĩ). Đặc biệt ở Nhật, bên cạnh Kenzo Tange vẫn tiếp tục quan trọng (với khách sạn
Hoàng tử Akasaka và tòa thị chính ở Tokyo), còn có Kisho Kurokawa, Fummihiko và
Tadao Ando.



trên độ cao mới, mang tính đột phá về lượng và chất, nhấn mạnh quan niệm “hình
học mới thanh lịch”, thích hợp với nhiểu quốc gia phát triển và còn phát triển
trong mạnh trong những thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI. Steven Holl không chỉ
nổi tiếng ở Mỹ, ông còn có một số tác phẩm quan trọng ở các nước khác như khối
nhà chung cư Nexos ở Fukoka, Nhật Bản (1991) và bảo tàng Mỹ thuật hiện đại
Kersman ở Helsinki, Phần Lan (1997) đều mang đặc điểm trong sáng và giản khiết,
quan tâm đến cá nhân hóa và tỷ lệ con người trong kiến trúc…
Về Đầu Trang Go down
Vu Viet Hung
Nhà chia lô
Nhà chia lô
Vu Viet Hung


Tổng số bài gửi : 45
Đến từ : Hà Nội
Registration date : 23/12/2008

Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius ! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius !   Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius ! - Page 3 I_icon_minitimeFri Jun 26, 2009 11:25 pm

Tư tưởng triết học của
kiến trúc sư Louis Kahn



Có người nói Louis I. Kahn, cùng với Frank Lloyd Wright, là
hai kiến trúc sư quan trọng nhất của mỹ từ khi nước mỹ thành lập cho tới nay. Ảnh
hưởng của Kahn đến từ tác phẩm của ông, nhưng nhất là đến từ tư tưởng, triết học
kiến trúc của ông. Khi mà nền kiến trúc hiện đại những năm 1950 – 1960 đã đi đến
cuối trào, mọi người khát khao một phương hướng và một phương pháp mới, thì
chính lúc đó Kahn đã xuất hiện. Ông không trực diện phê bình chủ nghĩa hiện đại,
mà chỉ dề ra một loạt các quan niệm, trả lời được những vấn đề mà mọi người
quan tâm. Ông được ngợi ca là “ nhà tư tưởng kiến trúc”, “ nhà triết học kiến
trúc”. Kahn không viết ra những công trình lí luận một cách hệ thống, mà phần
nhiều tư tưởng củaông được thể hiện qua những bài viết văn, những cuộc nói chuyện.


Kahn đi tìm cội nguồn của nghệ thuật kiến trúc. Xuất phát điểm
của triết học kién trúc của kahn là câu hỏi: “ Cái tòa nhà này muốn trở thành
cái gì ?” ( What does the building want to be?). Ông thường nói:” một đóa hoa hồng
phải trở thành một đóa hoa hồng” ( a rose wants to be a Rose), và cho rằng mọi
vật sẽ quyết định đặc tính của sự vật đó , chính vì chí tồn tại là bản chất của
sự vật.


Kahn cho rằng mỗi công trình kiến trúc đều có ý chí tồn tại
và bản chất, và công việc thiết kế - đầu tiên – là phải hiển thi và tì tòi được
ý chí và bản chất đó. Ví dụ về kién trúc trường học, ông nói: “ Tôi cho rằng
trường học là một nơi có môi cảnh không gian để học tập. Khởi nguồn của trường
học là một người ngồi dưới cái cây cùng một nhóm người thảo luận sự lí giải của
người đó, người này vốn không hiểu rõ mình là một người thầy giáo, nhóm người
đó cũng không cho rằng mình là học sinh… sau đó không gian được hình thành rất
nhanh, đó là buổi ban sơ… cũng có thể nói rằng, ý chí tồn tại của trường học,
đã tồn tại ngay từ trước khi phát sinh tình huống một con người ngồi dưới gốc
cây”.


Kahn nhấn mạnh: Người kiến trúc sư khi làm thiết kế, phải nhận
thức được việc “làm cho tư tưởng trở về khởi nguồn của nó”, và “tất cả mọi hoạt
động đầu tiên của con người là những thời khắc xúc động nhất”,”chúng ta phải bắt
đầu từ đó chộp lấy cái linh cảm cần thiết cho ngày hôm nay”. Thiết kế một trường
học tốt là làm cho trường học có một tinh thần, có tinh túy của một ý chí tồn tại.


Louis Kahn cho rằng “không phải tất cả các nhà cửa đều được
xem là kiến trúc”(All
Building is not
Arcchitecture). Bản thân kiến trúc không có hình hài thực ,chỉ có nghệ thuật kiến
trúc là xem thấy được.Theo Kahn” Tác phẩm nghệ thuật kiến trúc là quà tặng hiến
dâng cho thần nghệ thuật kiến trúc.


Kahn giải thích nghệ thuật là gi và nghệ thuật kiến trúc là
gì như sau: “Nghệ thuật là sản phẩm”cần thiết”, và cũng là kết quả của nhu cầu
kết hợp với vui chơi sảng khoái. Nghệ thuật là linh cảm và sản phẩm của việc muốn
biểu đạt cái tồn tại”.


Kahn cho rằng trước khi thiết kế, cần có một “trình tự”, một
“trật tự”, nó bao gồm một tính chất, trong đó có tính chát của con người, Kahn
cũng cho rằng thuật ngữ “Hình thức” là để chỉ cái mà vật thể hiện. Nếu ý chí tồn
tại được thỏa mãn trong quá trình thiết kế, thì đã có một sự chuyển biến nột tại,
và trình tự đã cho ta kết quả. Kahn cho rằng con người có một ý niệm về một tổ
chức cấu thành, mà tổ chức cấu thành này hình thành rất sớm; và “trước hết, kiến
trúc là một biểu hiện của tổ chức cấu thành của nhân loại” và tổ chức cấu thành
đó hình thành trước khi tòa nhà biến thành tác phẩm kiến trúc.


Kahn triết lí về “ánh sáng của sự tĩnh lặng”, nvà cho rằng
“sự tĩnh lặng” (Silence) là không đo đếm được. Ông nói: “Thiết kế không gian tức
là thiết kế ánh sáng” (To design Space to design light). Ông nhấn mạnh tầm quan
trọng của chiếu sáng tự nhiên, cho rằng chiếu sáng tự nhiên là duy nhất, là có
tình cảm, có khả năng tạo cho chúng tác phẩm sự tiếp xúc với sự vĩnh cửu. Ánh
sáng tự nhiên chính là ánh sáng duy nhất có thể khiến cho nghệ thuật kiến trúc
trở thành nghệ thuật kiến trúc.


Cơ sở triết học của quan điểm kiến trúc của Louis Kahn chủ yếu
dựa trên các tư tưởng của các nhà triết học Đức Authur Schopenhaur (1788-1860)
và E.Husserl (1859-1938). Hai ông này có nhiều luận điểm về “vật chất tự tồn tại”,
“ý chí sinh tồn” và phát kiến ra “Hiện tượng học” cũng như chủ trương “trở về với
bản chất”. Chính vì vậy, mà trong những đối thoại của Kahn, Kahn nhấn mạnh vai
trò của gạch và những vòm cuốn bằng gạch.


Kahn khác Le Corbusier ở chỗ Le Corbusier coi trọng máy móc
thì Kahn coi trọng tự nhiên, chủ trương
học tập tự nhiên
. Nhưng Kahn không bác bỏ chủ nghĩa công năng một cách toàn
diện, mà ông đứng trên quan điểm “triết học ý chí” và “triết học hiện tượng học”
để từ đó chuyển hướng đi của kiến trúc hiện đại. Chình vì sự tôn trọng chủ
nghĩa nhân bản của Kahn mà ông được tôn trọng.


trở về Mỹ, Louis Kahn mất tại nhà ga xe lửa New York vì bệnh tim,
lúc đó ông 73 tuổi.


Kahn chính là người đã đột
phá vào lý luận kiến trúc của trào lưu hiện đại vào lúc nó đã trở nên cứng nhắc,
lỗi thời
. Ông là người chỉ cho những người khác đột phá
khẩu ở đâu và phương phá đột phá như thế nào. Do kiến thức uyên thâm của ông, mọi
người gọi ông là “nhà thi triết kiến trúc”.
Về Đầu Trang Go down
Thanh Thao
Nhà chia lô
Nhà chia lô



Tổng số bài gửi : 34
Registration date : 27/01/2009

Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius ! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius !   Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius ! - Page 3 I_icon_minitimeSat Jun 27, 2009 5:53 am

Hix! Cảm ơn anh Hùng nhé! Em đang lụt quá thì vớ được bài post của anh. Đang định đánh thêm phần "không gian và thời gian" trong tờ báo photo của thầy... thật may, khỏi phải ngồi gõ mõ lại. Very Happy
Về Đầu Trang Go down
phamhongson
Nhà chia lô
Nhà chia lô
phamhongson


Tổng số bài gửi : 30
Age : 46
Đến từ : tp Vinh - Nghe an
Registration date : 10/12/2008

Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius ! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius !   Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius ! - Page 3 I_icon_minitimeSat Jun 27, 2009 7:48 am

Phan dau cua Frank la bai minh dich tu sach, oi nguoi can lay cai minh can thoi
LTKT cua Wright: thao nguyen, huu co, tu nhien, hinh khoi va vat lieu
Về Đầu Trang Go down
http://www.phamhongson.com.vn
phamhongson
Nhà chia lô
Nhà chia lô
phamhongson


Tổng số bài gửi : 30
Age : 46
Đến từ : tp Vinh - Nghe an
Registration date : 10/12/2008

Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius ! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius !   Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius ! - Page 3 I_icon_minitimeSat Jun 27, 2009 7:54 am

thank to every body!
Lop kien truc minh hay that, the nay moi nguoi do mat cong lam, phat huy them nhe
Về Đầu Trang Go down
http://www.phamhongson.com.vn
Sponsored content





Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius ! - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius !   Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius ! - Page 3 I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Lý Thuyết Kiến trúc về KTS Walter Gropius !
Về Đầu Trang 
Trang 3 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3
 Similar topics
-
» Về việc photo tài liệu môn Lý thuyết Kiến trúc của thày Hoàng
» Kiến Trúc Ý
» Kiến Trúc Nhà Độc Đáo
» Nhà Kiến Trúc Độc Đáo
» Lý thuết kiến trúc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
MASTER'S ARCHITECTURE :: THÔNG TIN CHUNG :: CÁC HOẠT ĐỘNG :: Hoạt động lớp MA2008HN (K08KD)-
Chuyển đến